Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Hêbơrơ 12:1-3: "Chạy Đua Trong Cuộc Sống"


“CHẠY ĐUA TRONG CUỘC SỐNG”
Hêbơrơ 12:1-3

Bối cảnh đề ra trong Hêbơrơ 12 là bối cảnh nói tới cuộc chạy trong bộ môn điền kinh. Các vận động viên đã tập trung lại và cuộc chạy sắp bắt đầu. Chúng ta đọc ở các câu 1-3: “Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng”.


Chẳng chút hồ nghi “nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây” (câu 1) là những người vừa được mô tả trong phần đầu của chương 1, họ nhờ đức tin mà đối mặt với đủ loại khó khăn. Leon Morris cho rằng cách nói có thể đề cập tới cuộc chạy tiếp sức, trong đó “những người chứng kiến” là những người đã hoàn tất rồi phần của họ và đã trao cây gậy cho chúng ta. [Leon Morris. EBC p 133]

Đấu trường thiên thượng đầy dẫy với những người đã chạy rồi trước đó. Thắc mắc: “những người chứng kiến” có nghĩa là họ đang quan sát và cổ vũ số người dự thi hay có phải họ là “những người chứng kiến” theo ý nghĩa họ đã để lại tấm gương cho chúng ta phải noi theo!?! Mặc dù vậy, cả hai điều ấy vẫn là sự khích lệ phải noi theo. Cụm từ “những người chứng kiến” không có ý nói số khán giả đâu. Đây là cụm từ mà từ đó chúng ta mới có chữ “martyr” [tuận đạo] theo Anh ngữ. Họ là những người chứng kiến có nghĩa là Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy chúng ta qua họ. Hãy suy nghĩ một phút xem có ai ở đó.

Abên có mặt ở đó, là người đã dâng một của lễ tốt hơn, một của lễ được dâng lên với một thái độ của đức tin. Ápraham có mặt ở đó, là người bằng lòng rời khỏi xứ của tổ phụ mình rồi đi theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời đến một xứ mà ông chưa hề biết trước đó.

Hênóc có mặt ở đó, là người chẳng biết về sự thành tựu oai nghi của mình, mà chỉ biết đồng đi với Đức Chúa Trời.

Nôê có mặt ở đó, là người tin cậy Đức Chúa Trời đủ, để chịu đựng sự chế nhạo của các láng giềng mình rồi vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời sử dụng 120 năm lo đóng chiếc tàu trên đất khô.

Môise có mặt ở đó, ông đã lãnh đạo dân Israel ra khỏi vòng nô lệ trong xứ Aicập và phát ra 10 Điều Răn, ông đứng với sự sáng rực sau khi ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời vẫn còn chiếu rọi trên mặt ông.

Trước khi chúng ta xem xét phân đoạn Kinh thánh nầy nói gì, tôi cần làm cho một vấn đề ra rõ ràng. Cuộc chạy không phải để được vào thiên đàng và chỉ người thắng cuộc mới được vào đâu! Những gì từng độc giả nguyên thủy hiểu, ấy là một người không phải đua tranh trừ phi họ có một địa vị công dân. Địa vị công dân trong thiên đàng được định liệu ngay giây phút chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình. Chúng ta được bảo đảm về thiên đàng ngay giây phút ấy cũng như khi đời sống của chúng ta qua đi và chúng ta sẽ được hộ tống vào trong sự hiện diện của Ngài.

Giờ đây, giây phút chạy đua của chúng ta đã đến. Tác giả khích lệ chúng ta rằng nếu chúng ta cần phải chạy một cuộc đua tốt lành, thì có bốn việc chúng ta phải lo làm!

Thứ nhứt, Chúng ta phải gạt qua một bên từng ngăn trở


(câu 1): “…chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta …”

Quăng hết gánh nặng.

“chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng …”

Khi câu nầy nói tới chỗ quăng hết “từng gánh nặng” hay “gánh nặng” (onkos) bản thân nó không phải là dở hay xấu mà đơn giản chỉ là việc gì làm cho chúng ta trì trệ, làm lệch sự chú ý của chúng ta, làm mất đi năng lực hay làm cho bớt sốt sắng đi đối với những vụ việc của Đức Chúa Trời.

“Quân đội của Đại Đế Alexander đang tiến vào Persia. Ở một thời điểm kia, sự thể cho thấy rằng các toán quân của ông đã bị đánh bại. Binh lính đã tham ô từ các chiến dịch trước đến nỗi họ trì trệ hẳn rồi mất đi tính hiệu quả của họ trong chiến trận. Alexander ngay lập tức truyền lịnh rằng mọi chiến lợi phẩm phải bị ném vào lò lửa hết.

Binh sĩ than phiền cách cay đắng, song không lâu sau đó đã nhìn thấy sự khôn khéo của mạng lịnh nầy. Có người đã viết: “Mạng lịnh ấy giống như đôi cánh đem chắp cho họ — họ đi đứng nhẹ nhàng trở lại”. Chiến thắng đã được bảo đảm” [Our Daily Bread, July 3, 1991 -www.bible.org/illus./Hebrews]

Wilbur Chapman nói: “Điều luật cho cuộc sống của tôi là đây: Bất cứ điều gì làm mờ đi khải tượng của tôi về Đấng Christ, hay tước khỏi tôi tiên vị khi học hỏi Kinh thánh, hoặc o ép đời sống cầu nguyện của tôi hay biến đạo Cơ đốc ra khó khăn, điều đó là sai đối với tôi, và là một Cơ đốc nhân, tôi phải xây khỏi nó!”

Quăng hết từng tội lỗi.

“… và tội lỗi dễ vấn vương ta”.

Thậm chí một ngăn trở nào đó đối với cuộc sống Cơ đốc đều là tội lỗi. Một khi tác giả sử dụng mạo từ xác định “the sin” [sự tội] dường như ông muốn đề cập tới [những] tội lỗi đặc biệt mà từng người trong chúng ta, từng cá nhân hầu như phạm phải. Đâu là sự tội dễ vấn vương đối với bạn hay tôi chứ? Có phải chúng ta hay ghen ghét đối với những gì người khác có chăng? Hay đó là ganh tỵ? Có phải đó là tinh thần hay phê phán không? Có phải đó là thù hận? Có phải đó là tư dục? Kiêu ngạo? Bất luận là tội gì, nó phải bị quăng đi và phải bỏ lại ở sau lưng!

Nhà truyền đạo Thanh Giáo, Richard Baxter, đã viết: “Điều thảm hại nhất là nhìn thấy cách thức mà hầu hết mọi người sử dụng thì giờ và năng lực của họ vào những chuyện lặt vặt, trong khi Đức Chúa Trời thì bị gạt qua một bên. Người nào mà mọi sự dường như đối với họ sẽ chẳng là gì hết, và điều chi dường chẳng là gì hết đối với họ thì cũng tốt cả thôi. Quả thực, điều thảm hại là nhìn biết Đức Chúa Trời đã đặt con người vào một cuộc đua thể ấy, ở đó thiên đàng hay địa ngục là mức đến nhất định của họ, họ sẽ ngồi xuống la cà, hay chạy theo các món đồ chơi trẻ con của đời nầy, quên mất giải thưởng mà vì đó họ phải chạy. Trừ phi một người trong chúng ta nhìn thấy sự việc nầy giống như Đức Chúa Trời toàn tri nhìn thấy, và nhìn thấy hầu hết người nam người nữ trên thế gian đang dính dáng vào và những gì họ đang làm mỗi ngày, chắc chắn đấy là cái thấy đáng buồn nhất có thể hình dung ra được. Ồ, chúng ta sẽ lấy làm lạ nơi sự điên dại của họ và than vãn về sự họ tự ảo tưởng!

Nếu Đức Chúa Trời chưa hề nói cho họ biết những điều họ được gửi vào trong thế gian để lo làm, hay những điều đã đặt trước mặt họ trong một thế giới khác, khi ấy sẽ có một vài lời cáo lỗi. Nhưng đây là lời đã đóng ấn của Ngài, và họ xưng nhận tin theo Lời ấy” [Richard Baxter -www.bible.org/illus./Hebrews]


Không những chúng ta phải quăng đi hết gánh nặng, mà còn…

Thứ hai, chúng ta phải lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua

(câu 1) “…lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta”

Tác giả ví sánh cuộc sống Cơ đốc với một cuộc chạy bộ, song đấy là một cuộc chạy marathon chớ không phải chạy nước rút! Cụm từ “chạy đua” được sử dụng ở đây (agon) là cụm từ mà từ đó chúng ta có chữ Anh ngữ “agonize” {chịu khổ}. Như với bất kỳ cuộc chạy bộ nào, bạn phải hoàn tất bất luận bạn khởi sự nhanh ra sao. Ở II Timôthê 4:7-8, sứ đồ Phaolô nói: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài”.

Hêbơrơ 12:1 cho chúng ta biết phải “lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua” đã đặt trước mặt chúng ta. “Lòng nhịn nhục” (hupomone) là sự quyết định chắc chắn phải giữ cuộc chạy. Nó có ý nói cứ tiếp tục khi mọi sự trong các nhu cần của bạn giảm sút hay không còn có nữa! George Matheson đã viết: “Chúng ta thường gắn sự nhịn nhục với việc nằm dài xuống …. Tuy nhiên, có một sự nhịn nhục mà tôi tin khó nhọc hơn – sự nhịn nhục để có thể tiếp tục chạy. Nằm xuống trong lúc đau khổ, yên lặng dưới sự áp đảo của nghịch cảnh, ám chỉ một sức lực lớn; nhưng tôi còn biết một việc ám chỉ sức mạnh lớn lao hơn nữa kìa: đó là năng lực làm việc dưới áp lực; có một gánh nặng lớn lao trong tấm lòng của bạn mà vẫn chạy; có nỗi khổ sâu sắc trong tâm linh của bạn mà vẫn lo hoàn tất công việc hàng ngày. Đây là một việc giống như Đấng Christ! Việc khó nhọc nhất, ấy là hầu hết chúng ta đều được kêu gọi phải luyện tập sự nhịn nhục, không phải trên giường bịnh mà ngoài đường phố”. Chờ đợi là khó đấy, chờ đợi với “lòng can đảm” còn khó hơn!” [Our Daily Bread, April 8 -www.bible.org/illus./Hebrews]

Vì vậy, tác giả đang nói cho chúng ta biết, đấy là thời điểm phải chạy! Có người trong các bạn hôm nay, có thể đang lao xuống dốc hoặc đang thở phì phò ở ngoài lề. Đây là thời điểm phải chạy! Có người trong các bạn đang than vãn về điều kiện của cuộc chạy. Đây là thời điểm phải chạy! Có người trong các bạn đang ở ngoài khuôn khổ về mặt thuộc linh và sẵn sàng đưa ra những lời cáo lỗi cho tình trạng chậm chạp của mình. Nhưng đây là thời điểm phải chổi dậy và chạy!

Tác giả đang nói: “Nếu bạn không phải là một Cơ đốc nhân, hãy bước vào cuộc chạy, vì bạn không thể thắng nếu bạn chưa bước vào cuộc chạy, bạn không thể thắng!” “Nếu bạn là một Cơ đốc nhân, hãy lấy lòng nhịn nhục mà chạy và đừng bỏ cuộc !”

Không những phải lấy lòng nhục nhục để chạy, mà còn …

Thứ ba, chúng ta phải nhắm vào mục tiêu của mình

(câu 2) “…nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời”.

Chúng ta cần phải nhướng mắt lên, tránh nhìn vào những việc lôi cuốn chúng ta và chú tâm với sự tập trung hoàn toàn vào Chúa Jêsus. Cụm từ “nhìn xem” đến từ chữ Hylạp (aphorao) có ý tưởng tập trung vào cái nhìn của bạn. Nó có ý nói phải tránh nhìn vào những việc khác để bạn có thể hướng sự chú ý của bạn vào một mục tiêu. Đây là hình ảnh nói tới một đứa con đi lạc đang đi giữa con đường lễ hội, bị mê hoặc với ánh đèn và mùi hương. Mắt nó cứ đảo luôn. Thậm chí nó không biết mình đang lâm vào chốn nguy hiểm nữa. Thình lình qua sự ồn ào chung quanh, nó nghe thấy tiếng của mẹ nó. Ngước nhìn lên, nó nhìn thấy mẹ đang kêu gọi nó hãy đến. Với ánh mắt giờ đây nhắm thẳng vào mẹ nó, nó tiến thẳng tới trước, bất chấp mọi sự khác. Không lâu sau đó, nó được an toàn bên cạnh mẹ mình.

Cũng một thể ấy, một vị huấn luyện viên căn dặn các vận động viên marathon của mình: “Khi có tiếng súng báo hiệu vang lên, hãy khởi sự chạy như các bạn có thể. Đừng nhìn lại đàng sau. Đừng ngó quanh quất. Hãy giữ mắt mình nhắm vào mức đến rồi cứ chạy tới”.

Như lời của bài thánh ca xưa: “Hãy hướng mắt nhìn vào Chúa Jêsus, hãy nhìn trọn gương mặt kỳ diệu của Ngài, và mọi việc của đời sẽ mờ dần đi trong ánh sáng vinh hiển và ân điển của Ngài” [“Turn Your Eyes Upon Jesus.” Helen Lemmel. Praise! Our Songs and Hymns.” # 284 (Grand Rapids: Singspiration Music, 1979)]

Chúng ta cần phải nhắm thẳng vào Chúa Jêsus là “tác giả” (archegos – sát nghĩa, tiền phong) của đức tin chúng ta. Chúa Jêsus vừa là Đấng Tác Giả và là Đấng Thành Toàn đức tin của chúng ta.

Không những chúng ta phải nhắm thẳng vào mục tiêu, mà còn …

Thứ tư, chúng ta cần phải nghĩ đến Cứu Chúa nữa

(câu 3) “Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng”.

Có câu chuyện kể lại rằng: “Hai nhân viên công ty gas, một giám sát viên và một học viên trẻ tuổi đang kiểm tra các đồng hồ đo rồi đậu xe tải của họ ở cuối lối đi rồi lo công việc của họ cho tới đầu kia. Ở căn nhà cuối cùng, một phụ nữ nhìn qua cửa sổ căn bếp nhìn thấy hai người khi họ đang kiểm tra đồng hồ gas của bà ta. Khi họ kiểm xong, người cán bộ lớn tuổi kia đã thách bạn cộng sự trẻ tuổi của mình cùng chạy đua trở lại chiếc xe tải.

Khi họ chạy tới chiếc xe tải, họ nhận ra người đàn bà từ ngôi nhà sau cùng đang hì hụp chạy theo ở đàng sau họ. Họ dừng lại rồi hỏi bà ta xem có chuyện gì. Cố nín hơi thở lại, bà ta đáp: "Khi tôi nhìn thấy hai người chạy hết tốc độ ra khỏi nhà tôi, tôi đoán tốt hơn là mình cũng phải bỏ chạy nữa" [Contributed by: Stan Martin – www. SermonCentral

/Illustrations]

Phần nhiều người trong chúng ta trong vai trò Cơ đốc nhân đều hiểu rõ rằng chúng ta phải tham dự cuộc đua, song tôi lấy làm lạ không biết chúng ta có giống nhiều với người đàn bà nầy hay không, chúng ta chạy mà không biết lý do tại sao!

Việc sau cùng chúng ta phải làm là “nghĩ đến” động lực của chúng ta. Khi chúng ta buộc phải “nghĩ đến” Chúa Jêsus ở câu 3 thì có nghĩa là phải tính toán cẩn thận bằng cách so sánh. Độc giả buộc phải so sánh sự chịu khổ của họ và sự thương khó của Ngài. Tuy nhiên, những sự chịu khổ của môn đồ Đấng Christ dầu có gay go đấy, song luôn luôn là nhẹ nhàng không đáng sánh khi đem đối với sự thương khó của chính mình Chúa.

Vì vậy, cho phép tôi nói một lần nữa, tác giả đang nói: “Nếu bạn chưa phải là một Cơ đốc nhân, hãy bước vào cuộc đua, vì bạn không thể thắng nếu bạn không bước vào, bạn không thể thắng!” “Nếu bạn là một Cơ đốc nhân, hãy lấy lòng nhịn nhục mà chạy và đừng bỏ cuộc!”

“Chạy đua”

Hêbơrơ 12:1-3

“Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng”.

Thứ nhứt chúng ta phải quăng hết ________ (câu 1)

Quăng hết _________

Thứ hai, chúng ta phải ___________ theo đòi cuộc chạy (câu 1)

Thứ ba, chúng ta phải _________ là cội rễ (câu 2)

Thứ tư, chúng ta cần phải _________ Đấng Cứu Thế (câu 3).

Hêbơrơ 12:12-17: "Những Việc Làm Và Không Làm Để Hoàn Tất Mỹ Mãn"


“CHÚA JÊSUS THÌ TỐT HƠN”
“Những việc làm và không làm
để hoàn tất mỹ mãn”
Hêbơrơ 12:12-17


Tình cảm như nung nấu của Sứ đồ Phaolô đạt cho những người Do thái anh em của ông với một sứ điệp nói tới Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ là nổi ước ao muốn hoàn tất mỹ mãn. Ông vốn hiểu rõ rằng muốn như thế không những là khả thi mà còn là mối nguy hiểm rất lớn đã khởi sự có rồi, chớ không phải là hoàn tất mỹ mãn đâu. Ông đã viết ở I Côrinhtô 9:27 rằng ông sợ khi “…giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng”. Phaolô không nói tới nổi sợ mất thiên đàng mà nói tới nổi sợ mình đã hoàn tất rất tồi!
Tác giả thơ Hêbơrơ cũng hiểu rõ điều nầy và chương 12 sách Hêbơrơ chủ yếu là huấn thị nói tới việc chạy một cuộc đua. Bạn sẽ nhớ rằng câu 1 chứa lời khuyên bảo: “…lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta ….”. Câu 2 dạy chúng ta phải nhớ giữ lấy mục tiêu nhắm vào Chúa Jêsus là Đấng Tác Giả và Thành Toàn của đức tin chúng ta. Câu 4 đến câu 11 nói tới chương trình huấn luyện của Đức Chúa Trời. Giờ đây, trong những câu 12 đến 17 mong mỏi của tác giả ấy là mỗi Cơ đốc nhân đều phải hoàn tất mỹ mãn.
Từng vận động viên bộ môn chạy đều hiểu rõ rằng có một điểm trong từng cuộc đua khi vận động viên chạy đến điểm đó, người tin rằng mình không thể chạy thêm dù chỉ một bước nữa. Đối với nhiều người trong chúng ta, ấy là khoảng 30 giây sau khi khởi hành, nhưng thậm chí vận động viên môn marathon họ kinh nghiệm hiện tượng nầy đến nỗi họ biết mình chỉ cần “đụng đến bức tường” là được rồi. “Bức tường” thì trổi hơn cách định nghĩa dễ dàng, song mượn từ cách định nghĩa nổi tiếng của thẩm phán Potter Stewart nói khá tục, bạn biết ngay khi bạn nhìn thấy việc ấy – hay đúng hơn, hạ cánh. Bất kỳ vận động viên nào đã kinh nghiệm sự mệt mỏi cực độ cơ bắp đều biết việc băng qua mức đến là một việc rất khó – dường như nếu không phải là bất khả thi – là mục tiêu phải đạt được.
Tác giả thơ Hêbơrơ muốn độc giả của mình hiểu rõ rằng có một số yếu tố cho việc hoàn tất mỹ mãn, trước tiên ông nhắc tới một số việc chúng ta phải lo làm và kế đó ông nói tới một số việc mà chúng ta không phải làm hay lẫn tránh, nếu chúng ta muốn hoàn tất mỹ mãn.
Những Việc Phải Làm Để Hoàn Tất Mỹ Mãn (các câu 12-14)
Trước tiên, Thêm Sức Cho Người Yếu Đuối (câu 12)
“Vậy, hãy dở bàn tay yếu đuối của anh em lên, luôn cả đầu gối lỏng lẻo nữa”.
Cụm từ được dịch “thêm sức” hay sát nghĩa “dở lên” (anorthosate) là một mệnh lệnh số nhiều và ám chỉ một nổ lực chung bởi nhiều người. Khi tôi đọc câu nầy, ngay lập tức tôi nghĩ đến sự cố được ghi lại trong Xuất Êdíptô ký 17:10-12. Dân Israel đang đánh trận với dân Amaléc, và bao lâu Môise nhấc hai bàn tay mình lên cao thì dân Israel sẽ thắng hơn, song khi ông mỏi mệt hai cánh tay ông hạ xuống thì kẻ thù lại thắng hơn. Một người tên là Hurơ nhìn thấy tình huống và ngay tức khắc nắm lấy hành động. Ông cho rằng cấp lãnh đạo sẽ thất bại không làm nổi phần việc của mình và vì cớ đó dân Israel sẽ thua trận. Nhưng những gì ông đã làm cho thấy ông đã trở thành một vận động viên của một đội. Hurơ đã làm vững chắc hai cánh tay của người Đức Chúa Trời trong một tình huống bất ổn.
Thực sự chẳng có chỗ trong nhà thờ cho một “đầu óc biệt động cô độc”. Chúng ta không hề dự định phải thể hiện đời sống của mình chỉ có đức tin thôi đâu. Thư tín gửi cho người Hêbơrơ thì đầy những ý tưởng giúp đỡ nhau để lo việc hoàn tất kia. “Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau, đang khi còn gọi là "Ngày nay," hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng” (3:13).
Sứ đồ Phaolô bản thân ông đang phấn đấu với tình trạng ngã lòng ở II Côrinhtô 7:6. Tôi muốn đọc cho bạn nghe từ bản dịch được gọi là “Sứ Điệp”. Phaolô nói: “Thế thì Đức Chúa Trời là Đấng nâng đỡ mấy cái đầu và tấm lòng gầm xuống của chúng ta với sự đến của Tít”. Tôi muốn bạn hãy để ý rằng sự khích lệ của Đức Chúa Trời dành cho Phaolô đã đến trong hình thức một con người, đó là Tít. Trong câu kế đó (II Côrinhtô 7:7) chúng ta đọc về cái chạm: “không những bởi người đến mà thôi, nhưng lại bởi sự yên ủi người đã nhận lãnh nơi anh em nữa: người có nói cho chúng tôi biết anh em rất ao ước, khóc lóc, và có lòng sốt sắng đối với tôi, điều đó làm cho tôi càng vui mừng thêm!” Hết thảy chúng ta đều hiểu nhu cần tiếp lấy sự xác nhận và sự khích lệ. Tuy nhiên, đấy cũng là việc mà chúng ta phải lo làm nữa đấy!
Khi chúng ta thực thi chức vụ khích lệ, lời lẽ của chúng ta không cần phải bóng bẩy hay hoa hòe đâu, tốt hơn thì lời lẽ ấy nên đến từ tấm lòng. Một lời nói khích lệ thậm chí không dài dòng, chỉ một lời nói ngắn gọn trên một tấm thiếp nhỏ cũng được rồi. Việc quan trọng nhất, ấy là chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời để biết ai là người cần sự khích lệ của chúng ta, và rồi hãy dành thì giờ để làm việc ấy!
Hãy thêm sức cho người yếu đuối và cũng …
Thứ hai, làm cho đường lối mình được bằng thẳng (câu 13)
“…Khá làm đường thẳng cho chân anh em theo, hầu cho kẻ nào què khỏi lạc đường mà lại được chữa lành nữa”
Nhà giải kinh John McArthur nói về câu nầy như sau: “Việc làm đường thẳng cho chơn của bạn ý nói tới việc trụ lại nơi chính đường (làn) chạy của mình trong cuộc đua. Khi bạn tẻ tách ra khỏi làn chạy ấy, không những bạn tự truất quyền dự thi mà còn gây trở ngại cho các vận động viên khác nữa” [John MacArthur. The MacArthur New Testament Commentary: Hebrews. (Chicago: Moody, 1983) p. 402]
Vì thế, khi chúng ta cẩn trọng “làm đường thẳng” đây là một sự nhắc nhớ phải coi chừng ảnh hưởng của mình trên nhiều người khác. Phải coi chừng để bạn không phải là vầng đá vấp chơn cho những ai đang đi dọc theo con đường sự sống với bạn. “Chuyển vị” mang ý tưởng vứt bỏ việc gì đó không tham gia nữa.
Thật là thú vị khi bản dịch Cựu Ước Hylạp (bản 70) sử dụng chính từ ngữ ở đây được dịch là “què” để mô tả người nào đang nhìn xem khi Êli bắt lấy các tiên tri của Baanh trong I Các Vua 18. Dân sự đã bị què quặt về mặt thuộc linh, họ đến để xem coi việc gì sẽ xảy ra, nhưng không thể đạt tới điểm đưa ra một sự vam kết với Đức Chúa Trời. Người nào đang ở trong mối nguy hiểm bị hụt chân, nếu chúng ta để cho đời sống của chúng ta tẻ tách ra khỏi làn chạy thì những người ở bên lề đang quan sát họ không tự mình đầu phục với Đấng Christ.
Khá làm đường thẳng và …
Thứ ba, hãy cầu sự bình an (câu 14)
“Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời”. Không may, bình an là con đường có hai chiều. Đây là con đường không dễ sống nếu có ai đó quyết định muốn tham chiến nhắm vào bạn. Phaolô nói rõ ràng điều nầy khi ông viết ở Rôma 12:18: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người”. Chúng ta chỉ chịu trách nhiệm về phía chúng ta trong mối quan hệ, nhưng chúng ta không thể sử dụng tính hay sinh sự của người khác để xưng công bình việc chúng ta đáp trả cùng loại.
Vì vậy, khi chúng ta sống trong thế gian nầy, chúng ta có thể trông mong xung đột, nhưng nản lòng dường bao khi sự xung đột đó lại bị bắt gặp với những người ở bên trong nhà thờ. “Có một phân đoạn trong quyển “Fellowship of the Rings” của J.R. Tolkien, trong đó Đức Chúa Trời e sợ mấy con yêu tinh kết hiệp với những chú lùn có lòng kính sợ Đức Chúa Trời chống đối lại Chúa Tối Tăm. Ngay lập tức họ bắt đầu tranh cãi, đem những trận dịch lệ giáng xuống cổ của nhau. Thế rồi, kẻ khôn ngoan hơn trong đám là Haldir, lưu ý: “Thực ra, chẳng có gì trong quyền phép của Chúa Tối tăm tỏ ra rõ ràng hơn qua sự ly gián phân chia những kẻ đang chống đối hắn” [As quoted by R. Kent Hughes. Hebrews: An Anchor for the Soul. Vol II. (Wheaton: Crossway, 1993) p. 180]
Hãy cầu sự bình an và giờ đây chúng ta nhìn vào mặt tiêu cực.
Những việc không nên làm trong sự hoàn tất mỹ mãn (12:15-17)
Trước tiên, Đừng Trật Phần Ân Điển Của Đức Chúa Trời (câu 15a)
“Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời …”
Tác giả thơ Hêbơrơ sử dụng một từ thú vị (một hình thức của episkopos) ở đây được dịch là “coi chừng” nhưng có khi chữ ấy được dịch là “xem xét”. Chữ nầy được áp dụng cho lãnh đạo hội thánh ở khắp nơi, ở đây là số nhiều và nói tới tất cả các thuộc viên trong hội chúng. Mọi người đều có trách nhiệm phải “xem xét” để những người khác trong gia đình không thiếu mất ân điển của Đức Chúa Trời.
Hụt mất ân điển của Đức Chúa Trời có ý nói tới một hay cả hai việc; một là không chấp nhận ơn tha thứ của Đức Chúa Trời hay không chấp nhận ơn tha thứ cho những người khác.
Đừng hụt mất ân điển của Đức Chúa Trời và …
Thứ hai, đừng để cho rễ đắng phát triển (câu 15b): “…kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng”.
Sự cay đắng được mô tả là một chất độc không mùi, không màu sắc và không nếm được, bạn dùng nó thì nó sẽ giết chết bạn. Cay đắng không bao giờ là một vấn đề riêng tư. Nó luôn luôn tuôn tràn ra trong đời sống của người ta … trẻ em, các thuộc viên trong gia đình, bạn bè, các thuộc viên trong hội thánh. Nó nằm ở đàng sau nhiều kinh nghiệm rối rắm trong hội thánh; những báo cáo dối, ngồi lê đôi mách cùng những lời vu cáo. Khi cay đắng bước vào trong một hội thánh, sự hiệp một, lòng yêu thương và lòng trung thành đi ra. Thường thì người ta nắm lấy cả hai bên và sự lây nhiễm lan rộng và sự bực tức dấy lên. Mỗi nhà thờ và chức dịch bị tổn hại không cách nầy cũng cách khác bởi chất độc nầy. Khi người ta chia sẻ chất độc với bạn, quả là khó nắm bắt được sự mích lòng của họ và không tin theo lời giải thích về các hoàn cảnh của họ. Nhưng những kẻ mang lấy chất độc cũng bị tổn hại và hoàn toàn bị hủy diệt vì sự cay đắng không hề tạo ra thứ gì tốt đẹp. Có lẽ chúng ta nên nắm lấy lời khuyên của diễn viên kịch Buddy Hackett khi ông nói: “Tôi có một vài lời bình với người ta, nhưng tôi không bao giờ mang lấy ác cảm. Bạn biết lý do tại sao không? Trong khi bạn mang lấy ác cảm, còn họ thì đang nhảy múa ở ngoài kia”.
Đừng để cho rễ đắng phát triển và …
Thứ ba, Đừng Xem Khinh Những Vụ Việc của Đức Chúa Trời (các câu 16-17)
“cũng đừng có ai khinh lờn như Ê-sau, chỉ vì một món ăn mà bán quyền con trưởng”
Êsau là hình ảnh thu nhỏ sống động nói tới việc buôn bán bia trong hiện tại: “sống cuộc sống với sự thưởng thức, vì bạn chỉ đi quanh đây có một lần!” Canh Đỏ (là ý nghĩa của chữ Ê đôm) “cậu bé tốt bụng” xưa kia, ông là một người cao lớn, có nhiều lông và chỉ nhắm vào “đồ ăn ngon (săn bắn) và phái yếu”.
Êsau được mô tả là “khinh lờn” (câu 16) (bebelos) đôi khi được dịch là “bất kỉnh” ý nói “cởi mở và dễ tiếp cận với mọi người hay thế gian”. Thế gian là người nam hay người nữ nào có ít hay chẳng có thì giờ để thờ phượng hay phục vụ, nhưng nó nhắm vào việc kiếm chác vật chất và tiện ích đời nầy. Cơ đốc nhân nào sống không khác gì mấy với những người chưa tin Chúa, họ đang lặp lại những tội lỗi của Êsau.
Xứ sở chúng ta đang nằm trong cơn khủng hoảng về đạo đức, và cơn khủng hoảng nầy từng phần thích ứng với sự thực Cơ đốc nhân không thực sự là hạng người mà họ đáng phải trở thành! Nhắc tới một chủng viện quốc gia của các cấp lãnh đạo Báptít Nam Phương, George Gallup nói: "Chúng ta thấy có ít khác biệt trong cách xử sự đạo đức giữa những người đi nhà thờ và những ai không sống năng động tôn giáo ... cấp độ nói dối, lừa đảo, và trộm cắp rất quen thuộc lắm trong cả hai nhóm" [Erwin Lutzer, Pastor to Pastor, p. 76]. Khi có ít khác biệt như thế giữa nhà thờ và người thế gian thì có lạ lùng gì khi xứ sở của chúng ta đang sống trong một cơn khủng hoảng về mặt đạo đức chứ.
“Thế thì, tình trạng thế gian là một mối bận tâm với người nhàn hạ và người giàu có. Nó nâng cao tiện nghi của họ lên tới chỗ thờ lạy hình tượng; tiền lương cao và phong cách sống an nhàn trở nên cần thiết trong cuộc sống. Tình trạng thế gian đang đọc mấy tờ tạp chí nói về người nào sống đời sống theo chủ nghĩa khoái lạc, họ chi quá nhiều tiền bạc cho bản thân họ và muốn sống giống như họ. Nhưng quan trọng hơn, tình trạng thế gian chỉ là kiêu ngạo và sự ích kỷ đang đội lốt. Nó đang bực tức khi có ai đó làm nhục chúng ta hay hạ cố chúng ta hoặc dứt bỏ. Nó có nghĩa là trang nhã dưới từng lời nói qua loa, đầy thách thức được thốt ra nghịch cùng chúng ta, luồn cúi khi có người khác được ưa chuộng hơn ở trước mặt chúng ta. Tình trạng thế gian đang neo lấy những ác cảm, săn sóc lời phê phán, rồi đắm mình trong chỗ tự thương hại. Đây là những cách thức trong đó chúng ta sống gần giống như người thế gian” [Dave Roper, The Strength of a Man, quoted in Family Survival in the American Jungle, Steve Farrar, 1991, Multnomah Press, p. 68].
Câu 17 tiếp tục với: “Thật vậy, anh em biết rằng đến sau, người muốn cha mình chúc phước cho, thì lại bị bỏ; vì dẫu người khóc lóc cầu xin, cũng chẳng đổi được ý cha mình đã định rồi”.
Nói như vầy không có nghĩa là Êsau không thể ăn năn tội của mình. Thay vì thế, ý nói rằng Êsau đã sống với mọi hậu quả của hành động của mình. Nếu Êsau tìm kiếm ơn tha thứ của Đức Chúa Trời (và tôi hy vọng ông có tìm kiếm), Đức Chúa Trời sẽ ban ơn ấy cho ông. Nhưng không có chút nước mắt nào hết, sẽ thay đổi quá khứ, ông không thể đưa ra quyết định mà ông đã quyết. Ông phải sống với mọi hậu quả.
Đừng Khinh Lờn Những Vụ Việc Của Đức Chúa Trời
Phần kết luận:
Bạn cũng có thể kết thúc mỹ mãn nữa đấy. Muốn như vậy, trước tiên bạn phải biết chắc mình là một thuộc viên trong gia đình của Đức Chúa Trời. Nếu bạn chưa thực hiện việc nầy, bạn có thể bởi công nhận tội lỗi của mình, nhìn nhận nhu cần của bạn về ơn tha thứ của Đức Chúa Trời, bởi tin những gì Kinh thánh phán về Chúa Jêsus đã chịu chết cho bạn và bởi tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của riêng bạn. Điều nầy đặt bạn vào con đường bằng phẳng song đấy chỉ là phần bắt đầu của chuyến linh trình!

Hêbơrơ 12:18-29: "Ân Điển Tốt Hơn Luật Pháp"


“Ân Điển Tốt Hơn Luật Pháp”
Hêbơrơ 12:18-29

Tư tưởng chính của sách Hêbơrơ được thấy ở cụm từ “tốt hơn” và toàn bộ loạt bài là “Chúa Jêsus Thì Tốt Hơn”. Xuyên suốt cả quyển sách nầy, chúng ta nhìn thấy tính ưu việt của Chúa Jêsus được tỏ ra; Chúa Jêsus thì tốt hơn Giao Ước Cũ, Chúa Jêsus thì tốt hơn các Tiên tri, Chúa Jêsus thì tốt hơn các thiên sứ, Chúa Jêsus thì tốt hơn bất cứ điều chi có thể hình dung được. Giờ đây, tác giả một lần nữa chỉ ra Chúa Jêsus thì tốt hơn, trong đó, Giao Ước Mới thì tốt hơn Giao Ước Cũ. Ân điển thì chắc chắn tốt hơn luật pháp.
Ở Galati 3, Sứ đồ Phaolô đã có một số lời lẽ rất nghiêm ngặt dành cho những ai thêm việc làm vào ơn cứu rỗi. Phaolô nói: “Hỡi người Ga-la-ti ngu muội kia, ai bùa ếm anh em là người mà trước mắt đã được rõ bày ra Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên thập tự giá? Tôi chỉ hỏi anh em một câu nầy: Ấy là cậy các việc luật pháp hay là bởi nghe và tin mà anh em đã nhận được Đức Thánh Linh? Sao anh em ngu muội dường ấy? Sau khi đã khởi sự nhờ Đức Thánh Linh, nay sao lại cậy xác thịt mà làm cho trọn?” (Galati 3:1-3). Tôi chỉ có một thắc mắc: “Bạn có được cứu do tuân giữ luật pháp hay không?” Câu trả lời tất nhiên là “Không” rồi! Thế thì tại sao có người lại muốn thêm một đòi hỏi về mặt luật pháp vào ơn cứu rỗi cho đời sống của Cơ đốc nhân mà chi?
Tác giả thơ Hêbơrơ cũng nói tới nan đề thiên về với luật pháp ở 12:18-29. Ở đây, ông chỉ ra rằng hình thức thiên về với luật pháp đưa người ta trở lại với Núi Sinai, là nơi luật pháp được ban ra:
“Từng người nam hay người nữ sẽ bị xét đoán dựa trên hai cơ sở. Một là họ sẽ bị xét đoán bởi luật pháp hay bởi ân điển; bởi việc làm của họ hoặc bởi việc làm của Đấng Christ; bởi các điều khoản của Núi Sinai hay bởi các điều khoản của Núi Siôn. Đức Chúa Trời có hai bộ sách. Trong một bộ sách, có ghi tên tuổi của hết thảy những ai chối bỏ Đức Chúa Trời, trong bộ sách kia ghi tên tuổi của những người chịu tiếp nhận Ngài qua Con của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ (Khải huyền 20:12). Người được cứu có tên trong Sách Sự Sống, có khi được gọi là Sách sự sống của Chiên Con (Khải huyền 13:8). Người nào có tên tuổi mình được ghi trong quyển sách nầy sẽ bị xét đoán bởi những gì Đấng Christ đã làm vì ích cho họ” [John MacArthur. The MacArthur New Testament Commentary: Hebrews. (Chicago: Moody, 1983) p. 410]
Sáng nay chúng ta có ở trước mặt mình Đức Chúa Trời của Núi Sinai và Đức Chúa Trời của Núi Sion. Một số học giả Kinh thánh ngày nay bỏ qua Đức Chúa Trời của Giao ước Cũ là Đức Chúa Trời của sự thạnh nộ và kinh khiếp rồi nói rằng bản Giáo Ước Mới của Đức Chúa Trời đã tỏ ra Thân Vị của Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời của sự yêu thương, là triển vọng đúng đắn. Nhưng chúng ta không có hai Đức Chúa Trời khác nhau, Đức Chúa Trời của Giao Ước Cũ và Đức Chúa Trời của Giao Ước Mới, mà chỉ có một Đức Chúa Trời tỏ ra hai phương diện khác nhau nói tới quyền phép của Ngài và hai cách thức tiếp cận Đức Chúa Trời.
Hai hình ảnh tương phản được giới thiệu với những biểu hiện đối ngược, (câu 18) chép: “anh em chẳng tới gần” (câu 22) chép: “nhưng anh em đã tới gần”. Nếu một người muốn gặp gỡ Đức Chúa Trời trên cơ sở việc làm của họ thế thì họ phải quay trở lại Núi Sinai và khi họ làm ở đó một số việc nhất định họ cần phải hiểu rõ.
Làm sao tiếp cận với Đức Chúa Trời (12:18-21)
Núi Sinai – Hòn Núi Của Sự Sợ Hãi (các câu 18-21): “Anh em chẳng tới gần một hòn núi mà người ta có thể rờ đến được, cũng chẳng đến gần lửa hừng, hoặc tối tăm, hoặc âm ế, hoặc gió dữ, hoặc tiếng loa thổi vang, hoặc tiếng nói kinh khiếp đến nỗi ai nghe đều nài xin đừng nói với mình nữa; vì họ không chịu nổi lời phán nầy: Dẫu loài thú vật tới gần núi nầy cũng sẽ bị ném đá. Lại cảnh trạng đó rất kinh khiếp, đến nỗi Môi-se nói rằng: Ta thật sợ sệt và run rẩy cả người”.
Mặc dù tác giả thơ Hêbơrơ không hề nhắc tới Núi Sinai đích danh, rõ ràng là ông đã có hòn núi nầy trong trí, vì Núi Sinai là địa điểm mà ở đó Đức Chúa Trời đã hiện ra với Môise và con cái Israel trong Xuất Êdíptô ký 19-30 để ban luật pháp cho họ. Núi Sinai không ai có thể đến gần, không ai có thể chạm đến và vì thế để hạn chế dân sự, Đức Chúa Trời đã truyền cho Môise vạch ra một giới hạn quanh hòn núi hầu cho dân sự không tình cờ bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời mà bị thiêu đốt vì cớ tội lỗi của họ.
Môise đã hướng dẫn dân sự đến chân núi Sinai và theo Xuất Êdíptô ký 19:18-19 đây là những gì họ nom thấy: “Vả, bấy giờ, khắp núi Si-na-i đều ra khói, vì Đức Giê-hô-va ở trong lửa giáng lâm nơi đó; khói ra khác nào khói của lò lửa lớn kia, và cả hòn núi đều rung động cách kịch liệt. Tiếng kèn càng vang động; Môi-se nói, Đức Chúa Trời đáp tiếng lại”.
Hãy tưởng tượng ra bối cảnh nếu bạn có thể, đất trên đó bạn đang đứng đều bị rúng động – bầu trời dầy đặc khói đen chỉ hé ra bởi làn sấm sét – một tiếng kêu kỳ quái giống như tiếng kèn nghe thấy được và bên trên mọi sự đó là tiếng phán của Đức Chúa Trời. Mọi sự về bức tranh nầy của Núi Sinai có ý nói: “Hãy giữ khoảng cách. Đừng đến gần hơn nữa!”
Người nào chứng kiến sự bày tỏ đáng ghê sợ như thế nầy về quyền phép của Đức Chúa Trời đều biết rõ không chút nghi ngờ rằng Đức Chúa Trời không phải là một trong số họ – Ngài có thứ quyền phép thậm chí họ không thể hiểu nổi – Ngài thánh khiết trổi hơn bất cứ điều chi họ có thể tưởng tượng ra. Họ chẳng có chút ham muốn nào đến gần Núi Sinai nên họ hài lòng đủ với những gì Môise nói cho họ biết Đức Chúa Trời muốn gì ở nơi họ. Kinh nghiệm tại Núi Sinai không được thiết lập để tạo ra sự mật thiết, mà thay vì thế kinh nghiệm ấy tạo ra một sự kính sợ lành mạnh đáng phải có đối với Đức Chúa Trời.
Núi Sinai là con đường dẫn đến Đức Chúa Trời. Nếu ai có thể LÀM theo mọi sự Đức Chúa Trời đã công bố từ ngọn núi, khi ấy người (nam hay nữ) mới có quyền đi lên rồi đứng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Song rõ ràng đây là điều bất khả thi.
Nương cậy vào các việc làm hay nghi thức để bạn lại tại Núi Sinai, còn đức tin nơi Đấng Christ đưa bạn đến Núi Siôn.
Núi Siôn – Hòn Núi Đức Tin (các câu 22-28): “Nhưng anh em đã tới gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn vàn thiên sứ nhóm lại, gần Hội thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời, gần Đức Chúa Trời, là quan án của mọi người, gần các linh hồn người nghĩa được vẹn lành, gần Đức Chúa Jêsus, là Đấng trung bảo của giao ước mới, và gần huyết rưới ra, huyết đó nói tốt hơn huyết của A-bên vậy”.
Tác giả không nói ở đây về Núi Siôn cụ thể có tại thành Jerusalem. Thay vì thế, ông nói bằng các thuật ngữ thuộc linh có tính biểu tượng về một địa điểm thuộc linh mà chúng ta sẽ trông thấy bởi đức tin, là Jerusalem ở trên trời.
“Hòn núi của Giao Ước Mới là Núi Siôn, tiêu biểu cho thành Jerusalem ở trên trời. Đối ngược với Núi Sinai, là hòn núi ấy không đụng tới được, núi nầy có thể đến gần được. Núi Sinai tiêu biểu cho luật pháp và Núi Siôn tiêu biểu cho ân điển. Không một người nào có thể được cứu bởi luật pháp, nhưng bất kỳ ai cũng có thể được cứu bởi ân điển. Luật pháp đối mặt với chúng ta bằng những điều răn, sự phán xét, và sự xét đoán. Ân điển trình chúng ta ra với ơn tha thứ, sự chuộc tội, và ơn cứu rỗi… Trong trường hợp Núi Sinai bị cấm đoán và rất kinh khiếp, Siôn đang mời gọi và tràn đầy ân điển. Sinai bị khép kín đối với mọi người, vì chẳng ai có khả năng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời theo các giới hạn của Núi Sinai – là sự ứng nghiệm trọn vẹn của luật pháp. Siôn thì rộng mở với mọi người, vì Đức Chúa Jêsus Christ đã làm thỏa mãn các giới hạn đó và sẽ đứng trong chỗ của bất kỳ người nào chịu đến với Đức Chúa Trời qua Ngài. Siôn tiêu biểu cho Đức Chúa Trời có thể tiếp cận được … Sinai bị bao phủ bởi các đám mây và sự tối tăm; Siôn là thành của sự sáng láng. 'Từ Si-ôn tốt đẹp toàn vẹn, Đức Chúa Trời đã sáng chói ra' (Thi thiên 50:2). Sinai đứng thay cho sự phán xét và sự chết: Siôn đứng thay cho ơn tha thứ và sự sống, 'Vì tại đó Đức Giê-hô-va đã ban phước, tức là sự sống cho đến đời đời' (Thi thiên 133:3). [(John MacArthur, Hebrews, pp. 413-414)]
Khi tác giả chép: “anh em đã đến” (proselelythate) câu nầy ở thì hoàn thành, ý nói một tình trạng đã rồi với những kết quả còn tiếp diễn. Chúng ta là hạng công dân thường trực rồi của thiên đàng (Núi Siôn). Cơ đốc nhân giờ đây là công dân của thành ở trên trời và vui hưởng mọi đặc ân của nó. Như Phaolô nói ở Philíp 3:20: “Nhưng chúng ta là công dân trên trời”. Núi Sinai chỉ là trạm dừng chơn tạm thời để bước qua Núi Siôn hay thiên đàng nếu bạn muốn, là nơi trú ngụ vĩnh viễn.
Câu 23 cho chúng ta biết rằng ở đó chúng ta sẽ trở thành chi thể của “hội chúng chung” [theo bản Anh ngữ] nhưng cụm từ nầy được dịch thoáng hơn là “nơi hội hè” và ám chỉ một bầu không khí lễ hội. Thay vì ảm đạm của Núi Sinai, việc đến với đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ kéo bạn đến gần trong sự hiện diện đầy vui mừng của Chúa.
Cách Thức Đáp Ứng Với Đức Chúa Trời (12:25-29)
Đừng xem thường Đức Chúa Trời (các câu 25-27): “Anh em hãy giữ, chớ từ chối Đấng phán cùng mình; vì nếu những kẻ kia cự Đấng truyền lời báo cáo ở dưới đất, còn không tránh khỏi thay, huống chi chúng ta, nếu cự Đấng truyền lời báo cáo từ trên trời, thì càng không tránh khỏi được. Tiếng Đấng ấy bây giờ rúng động cả đất, hiện nay phán hứa rằng: Còn một lần nữa, ta sẽ chẳng những rúng động đất mà thôi, nhưng cũng rúng động trời nữa. Vả, trong những chữ: Còn một lần nữa, tỏ ra rằng các vật hay bị rúng động, vì là những vật đã chịu dựng nên, sẽ bị cất đi, hầu cho những vật không hề rúng động được còn lại”.
Lời của Đức Chúa Trời là một thực tại mà ai nấy đều phải suy gẫm. Người ta cần phải nhận lãnh Ngôi Lời hoặc Ngôi Lời sẽ bị chối bỏ, nhưng thực sự không có một vùng đất nào là trung lập hết. Câu 25 cảnh cáo chúng ta đừng nên “chối Đấng phán cùng mình”. Làm sao chúng ta từ chối tiếng phán của Đức Chúa Trời chứ?
* Chúng ta có thể từ chối không tin những điều Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta là sự thực.
* Chúng ta có thể từ chối không tin chúng ta có một nhu cầu.
* Chúng ta có thể từ chối không tin Đức Chúa Trời thực sự yêu thương chúng ta.
“Đôi khi có lý do, con người có một thời khó nhọc để quan hệ với Đức Chúa Trời là Cha của họ ở trên trời “… xu hướng của chúng ta nhắm vào Đức Chúa Trời là Đấng có những phẩm chất không yêu thương giống như con người mà chúng ta trông thấy. Chúng ta có khuynh hướng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ đối đãi với chúng ta giống như người khác đối đãi vậy. …Những nghiên cứu sâu lâm sàng về sự phát triển hình ảnh Đức Chúa Trời của con người cho thấy … những hình ảnh tiêu cực về Đức Chúa Trời của chúng ta thường bắt rễ nơi những tổn thương trong tình cảm và các khuôn mẫu có tính hủy hoại mối quan hệ với con người mà chúng ta cưu mang từ quá khứ của mình.
Hãy hình dung một bé gái 7 tuổi xem, nó chỉ biết có sự chối bỏ và ngược đãi từ người cha mà nó yêu thương thật sâu sắc. Ở Lớp Trường Chúa Nhật, người ta dạy cho nó biết rằng Đức Chúa Trời là Cha của nó ở trên trời. Đâu sẽ là nhận thức của nó về Ngài? Dựa theo kinh nghiệm của nó với người cha ruột, nó sẽ xem Đức Chúa Trời như một người hay thay đổi, luôn chối bỏ, ngược đãi mà nó không thể tin tưởng được. … Nếu cha của bạn là người cha xa cách, bâng quơ và chẳng có lòng quan tâm,…bạn sẽ nhìn xem Đức Chúa Trời như đang có cùng những bản tánh ấy. Kết quả là,… bạn sẽ thấy khó mà đến gần Đức Chúa Trời được vì bạn xem Ngài như đã thờ ơ với nhu cần và sự thiếu thốn của bạn.
(Tuy nhiên, nếu cha đời nầy của bạn tỏ ra những đức tính tích cực thì sẽ có ảnh hưởng tích cực trong cách bạn nhìn xem Cha của bạn ở trên trời).
Nếu cha của bạn là kiên nhẫn, bạn sẽ luôn nhìn xem Đức Chúa Trời là kiên nhẫn và sẵn sàng với bạn ….
Nếu cha của bạn sống tử tế, có lẽ bạn nhìn xem Đức Chúa Trời đang hành động tử tế và giàu ơn vì ích cho bạn. Bạn cảm thấy mình xứng đáng với sự trợ giúp và can thiệp của Đức Chúa Trời. Bạn cảm thấy tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho bạn rất sâu sắc và bạn tin chắc rằng Ngài muốn quan hệ với bạn theo cách riêng tư” [H. Norman Wright. Always Daddys Girl (Regal Books, 1989) pp. 193-195]
* Chúng ta có thể từ chối không tin rằng có một nhu cần cho chúng ta phải đáp ứng ngay bây giờ với tiếng phán của Đức Chúa Trời thay vì chờ đợi cho đến lúc thuận tiện.
Đừng quên tỏ ra lòng biết ơn (các câu 28-29): “Như vậy, vì chúng ta có phần trong một nước không hay rúng động, nên hãy cảm ơn, hầu cho lấy lòng kính sợ hầu việc Đức Chúa Trời một cách đẹp lòng Ngài; vì Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt”.
Cụm từ được dịch “nên hãy cảm ơn” cũng có thể dịch “chúng ta hãy tỏ lòng biết ơn”. Một tấm lòng đầy dẫy với sự biết ơn Đức Chúa Trời luôn được tỏ ra trong sự thờ phượng là tấm lòng được mô tả bởi cụm từ “hầu cho lấy lòng kính sợ hầu việc Đức Chúa Trời một cách đẹp lòng”.
Phần kết luận:
Nếu bạn đang tìm cách đến gần Đức Chúa Trời trên cơ sở những gì bạn đang làm, thế thì bạn hãy còn ở trên Núi Sinai. Dù bạn là người Do thái hay dân Ngoại, tìm cách tiếp cận Đức Chúa Trời bằng các việc làm của chúng ta là đến với Núi Sinai và khám phá ra mọi việc làm của chúng ta sẽ không bao giờ đủ để cứu chuộc chúng ta. Trong trường hợp chúng ta là người Do thái hay dân Ngoại, tin cậy nơi huyết của Chúa Jêsus đã đổ ra tại đồi Gôgôtha là đến với Núi Siôn, ở đó Đấng Trung Bảo của chúng ta sẽ hướng dẫn chúng ta đến với Đức Chúa Cha, tại đó chúng ta sẽ có sự tha thứ, bình an và vui mừng cho đến đời đời.
“Ân Điển Thì Tốt Hơn Luật Pháp”
Hêbơrơ 12:18-29
Làm sao_________với Đức Chúa Trời (12:18-21)
Núi Sinai – Hòn núi_________(các câu 18-21)
Núi Sinai nói: “Hãy giữ khoảng cách. Đừng đến gần hơn!”
Núi Siôn – Hòn núi __________(các câu 22-28)
Núi Siôn (Thiên đàng) nói: “Hãy đến rồi bước vào, hãy trở nên chi thể của bữa tiệc”.
Làm sao __________ với Đức Chúa Trời (12:25-29)
Đừng __________ Đức Chúa Trời (các câu 25-27)
Lời của Đức Chúa Trời là một thực tại mà một người phải suy gẫm luôn.
Chúng ta có thể từ chối không tin những gì Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta là _______.
Chúng ta có thể từ chối không tin chúng ta đang có một _______.
Chúng ta có thể từ chối không tin Đức Chúa Trời thực sự ________ chúng ta.
Chúng ta có thể từ chối không tin rằng có một nhu cần cho chúng ta phải đáp ứng ________.
Đừng quên tỏ ra ____________